Phân biệt xét nghiệm ADN pháp lý và dân sự
Xét nghiệm ADN huyết thống có thể chia thành hai loại. Một là, mục đích để làm các thủ tục hành chính như làm giấy khai sinh, tranh chấp, di cư… Hai là, chỉ để biết kết quả, không liên quan đến thủ tục hành chính tư pháp.
Phương pháp xét nghiệm ADN pháp lý và dân sự là giống nhau và có độ chính xác tương đương nhau. Nhưng khác nhau ở thủ tục xét nghiệm và mục đích sử dụng.
Xét nghiệm ADN pháp lý hay thủ tục hành chính để cung cấp kết quả cho cơ quan có thẩm quyền: phòng hộ tịch, UBND, Tòa án, cơ quan công an, văn phòng công chứng, cơ quan di trú… Kết quả xét nghiệm ADN có hiệu lực pháp lý và có thể sử dụng làm bằng chứng.
Quy trình xét nghiệm ADN pháp lý là tương đối phức tạp.
Thông thường, xét nghiệm ADN tư pháp yêu cầu cung cấp chứng minh thư nhân dân và giấy khai sinh. Người làm xét nghiệm phải trực tiếp đến trung tâm và các thông tin phải chính xác và hợp lệ. Quá trình lấy mẫu được ký nhận, chụp ảnh, lăn vân tay. Quá trình này rườm ra hơn so với xét nghiệm ADN dân sự.
Phạm vi sử dụng trong xét nghiệm ADN pháp lý hay thủ tục hành chính
1. Làm giấy khai sinh, thay đổi họ khai sinh, bổ xung tên cha hoặc mẹ trong giấy khai sinh
2. Di dân ra nước ngoài
3. Tranh tụng tại tòa án
4. Thừa kế tài sản
5. Bằng chứng
6. Quyền và nghĩa vụ
7. Giải quyết tranh chấp
8. Yêu cầu cấp dưỡng
9. Tìm danh tính trẻ em thất lạc
10. Tìm kiếm cha mẹ ruột
Phạm vi xét nghiệm ADN dân sự
1. Chỉ cần cung cấp mẫu
2. Không cần cung cấp giấy tờ hành chính
3. Có thể làm bí mật
4. Có thể tự lấy
5. Có thể gửi qua bưu điện